Bài viết ngày:
20-11-2012 | 00:00
GS.
Sử học Lê Văn Lan cho biết: Ninh Hiệp (Bắc Ninh), tên cũ là làng Nành,
Tổng Nành, nằm bên bờ sông Đuống, xưa thuộc xứ Đông Ngàn, Kinh Bắc. Ngày
nay người ta chỉ biết đến Nành gắn bó với nghề buôn bán nhưng mấy ai
biết Nành đã có trường Hán học do Hoàng hậu Nguyễn Thị Huyền, vợ vua Lê
Hiển Tôn, người Nành khởi lập. Bà đã cung tiến căn nhà khách làm lớp
học, hiến 10 mẫu ruộng cho làng làm học điền để tạo vốn cho trường hoạt
động. Từ thời Lê Trung Hưng đến nay, Nành đã có 5 tiến sĩ, 6 quận công, 2
hoàng hậu và nhiều văn quan, võ tướng. Thời Nguyễn đã có người Nành làm
đến chức chánh ngự y và phó ngự y trong triều.
GS Sử học Lê Văn Lan
Ninh
Hiệp hiện nay, còn được biết đến nơi có đền thờ bà Nguyễn Thị Huyền.
Theo sử sách còn lưu lại: Khi Nhà Nguyễn trả thù triều đại Tây Sơn,
Hoàng hậu Lê Ngọc Hân và hai con bị sát hại ở Huế. Năm 1804, bà Nguyễn
Thị Huyền khi ấy đang sống ở Phù Ninh thuê người vào Huế, đem hài cốt
của ba mẹ con Ngọc Hân về làng. Sau được an táng di hài ba mẹ con tại
bãi cây Đại hay bãi Đầu voi ở làng Nành (Ninh Hiệp). Bà Nguyễn Thị Huyền
không có con trai nên chuyển Dinh Thiết Lâm làm đền thờ (thờ cả bà và
Ngọc Hân). Khoảng thời gian từ thời Minh Mạng sang đời Thiệu Trị (1840)
có người trong làng tố giác việc thờ cúng này. Vua Thiệu Trị ban sắc,
bắt phá hủy đền thờ ở Dinh Thiết Lâm. Mộ ba mẹ con bị quật đào, đổ hài
cốt xuống sông, nơi này sau lập đền Ghềnh thờ Ngọc Hân cùng các con. Một
thời gian sau, nhân dân trong làng bí mật đắp lại một nấm mộ chính nơi
Ngọc Hân cùng hai con nhỏ từng được an táng.
Từ
những chứng tích lịch sử này, ông Lý Duy Khương, chủ tịch xã Ninh Hiệp
cho rằng: Ninh Hiệp vốn là hậu cung của các vua chúa thời Lý và Hậu Lê,
cũng có thể công chúa Mai Hoa được sinh ra bởi một vị vua nhà Lê với
người đẹp nào đó nơi Hậu cung vốn nhiều cung tần mỹ nữ. Bởi nếu chỉ là
người con gái thường dân thì không thể có táng thức quý tộc như vậy
được. Điều này, lý giải tại sao, người dân cho rằng Lê Thị Mai Hoa diệu
diệu Thái Thành Công chúa là một công chúa dân gian - công chúa không có
tên trong Hoàng tộc. Hoặc cũng có thể, Mai Hoa Công chúa là con của một
vị công hầu, khanh tướng nào đó. Chính vì lẽ đó, khi người dân xây khu
thờ cúng, UBND xã không ủng hộ nhưng cũng không ngăn cấm.
Theo
giáo sư sử học Lê Văn Lan, ông đã nghiên cứu rất nhiều về mảnh đất giàu
truyền thống Ninh Hiệp nhưng vẫn không thấy nhắc đến nàng Công chúa Lê
Thị Mai Hoa. “Thú thực, đến giờ tôi cũng chưa có một chút thông tin gì
về chuyện này (vị công chúa thời Hậu Lê có tên gọi là Lê Thị Mai Hoa
hiệu diệu Thái Thành - PV). Chính vì vậy, thông tin về thân thế của nàng
trong dòng dõi Hoàng tộc họ Lê, tôi đành chịu không cung cấp được gì.
Tôi vẫn chưa tìm hiểu được gì từ tên Mai Hoa công chúa”.
Có thể đơn thuần chỉ là một ngôi mộ cổ đại?
Tuy
nhiên, theo giáo sư Lê Văn Lan, cũng có thể có những công chúa dân
gian, xuất phát từ tín ngưỡng của nhân dân. Song, trong trường hợp này,
chỉ một ngôi mộ cổ có niên đại từ thời Hậu Lê mà người dân phát hiện
ra, tự ý cải táng và xây dựng lên, tự nhờ nhà ngoại cảm xem xét, đặt
tên thì cũng chưa phải là bằng chứng khoa học thuyết phục.
|
P.V